2 thg 11, 2012

Toàn cảnh kinh tế 1-11-2012: “Nới rộng khoảng cách”


1-11-2012 (VF) — Những quan sát chính rút ra từ dòng thời sự theo ngày của VietFin.net, được cập nhật liên tục từ sáng tới khuya.
Đáng chú ý trong ngày:
  • VnIndex tăng điểm nhẹ trong phiên sáng
  • Lương của nhân viên ngân hàng sụt giảm mạnh trong năm nay
  • Việt Nam tụt lại sau ASEAN trong thu hút đầu tư của Mỹ
  • Chỉ số PMI của Việt Nam vẫn ở dưới 50 điểm tháng thứ 7 liên tiếp
DIỄN BIẾN NỘI ĐỊA
* Ngân hàng:
Nhiều ngân hàng cho biết: nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp không có dấu hiệu tăng trong giai đoạn cuối năm, nên mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay khó đạt được. Hiện TP HCM đã chuẩn bị 200.000 tỉ đồng để cho vay sản xuất kinh doanh Tết 2013 với lãi suất từ 13%/năm trở xuống (TBKTSG, 1-11).
Sự thần kì không thể đến chỉ trong 2 tháng!
Vietnam Report công bố xếp hạng 1000 DN nộp thuế thu nhập lớn nhất VN trong năm 2012, trong đó có tới 21 trên tổng số 50 doanh nghiệp trong ngành bảo hiểm, tăng 40% so với năm ngoái về số lượng (ĐTCK, 1-11).
Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành: Các ngân hàng phải tự mình giải quyết nợ xấu vì nguyên nhân nợ xấu phát sinh từ ngân hàng. Ông Thành không ủng hộ việc nhà nước lập ra công ty mua bán nợ xấu để giải quyết giúp ngân hàng (VnEconomy, 1-11).

Điểm tin Viestock 1-11-2012


Điểm tin CafeF 1-11-2012


·        Rau màu... 'sốt' giá
·        LAS, MCO: KQKD quý 3/2012

1 thg 11, 2012

Điểm tin CafeF 31-10-2012


Toàn cảnh kinh tế 31-10-2012: Tìm lại “máng lợn” xưa


31-10-2012 (VF) - Những quan sát chính rút ra từ dòng thời sự theo ngày của VietFin.net, được cập nhật liên tục từ sáng tới khuya
Đáng chú ý trong ngày:
  • Chứng khoán tiếp tục giảm điểm nhưng thanh khoản tăng vọt
  • Thống Đốc NHNN không thể hứa gì về xử lí nợ xấu
  • Dân chúng còn tiền để mua BĐS nhưng khả năng giải quyết tồn kho phụ thuộc sản phẩm và giá cả
  • Vàng giảm giá xuống mức thấp nhất trong vòng gần 2 tháng
  • Các quốc gia trên thế giới tăng cường kí kết các hiệp ước/thỏa thuận hợp tác kinh tế
DIỄN BIẾN NỘI ĐỊA
* Ngân hàng:
NHNN đã thanh tra 26 tổ chức tín dụng và sẽ công khai kết quả thanh tra trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thêm vào đó, Chính phủ cũng đã thành lập ban chỉ đạo liên ngành về tái cấu trúc do Phó Thủ trướng làm Trưởng ban (TTVN, 30-10).
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: “tôi không thể hứa gì về việc xử lý nợ xấu. Nhưng theo đề án 254 đã được Chính phủ thông qua, đến năm 2015 sẽ đưa nợ xấu của hệ thống ngân hàng dưới 3% theo đúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế” (Dân Trí, 31-10).
* Bất động sản
Chuyên gia Vũ Đình Ánh: Dư thừa căn hộ BĐS được ước tính lên tới 70.000 căn với tổng giá trị khoảng 70.000 tỉ đồng. Trong khi đó quy mô nền kinh tế 2,6 – 2,7 triệu tỉ đồng và tổng tiền gửi của người Việt Nam là 1,4 triệu tỉ đồng. Như vậy, trong dân vẫn còn tiền và nhu cầu nhà để ở của người dân vẫn còn rất lớn. Có thể giải quyết được tồn kho BĐS nếu chủ đầu tư nhằm đúng nhu cầu khách hàng và bán với giá phải chăng (Lao Động, 31-10).

Điểm tin Vietstock 31-10-2012


·        Nhu cầu mua vàng giảm

31 thg 10, 2012

Toàn cảnh kinh tế 30-10-2012: Hướng xa tâm bão


30-10-2012 (VF) — Những quan sát chính rút ra từ dòng thời sự theo ngày của VietFin.net, được cập nhật liên tục từ sáng tới khuya.
Đáng chú ý trong ngày:
  • Chứng khoán tiếp tục giảm điểm
  • GP Bank, Trust Bank, Western bank và Navibank sẽ nằm trong diện tái cơ cấu tiếp theo
  • Các công ty logistics của Việt Nam chỉ chiếm 20% thị phần mặc dù số lượng doanh nghiệp áp đảo doanh nghiệp nước ngoài
  • Cơn bão lịch sử Sandy gây ảnh hưởng tâm lý mạnh đến các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới
DIỄN BIẾN NỘI ĐỊA
* Ngân hàng:
Các NHTM trên địa bàn TP.HCM vừa thống nhất sẽ cung cấp gói tín dụng 200.000 tỷ đồng từ đầu tháng 11-2013 đến 1-2013. Chủ yếu tập trung cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu và lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, lãi suất cho vay vào khoảng 13% (TBKTSG, 29-10).

Điểm tin Vietstock 30-10-2012


·         30/10 23:10
·         30/10 23:06
·         30/10 22:47
·         30/10 22:41
·         30/10 21:26
·         30/10 21:20
·         30/10 21:03
·         30/10 21:00
·         30/10 20:10
·         30/10 20:00

10 thg 10, 2012

Bỏ sâu từ cây này sang cây khác


Phát hiện ra được một “con sâu” là việc khó, rất khó. Nhưng ngay cả khi đã phát hiện được thì việc xử lý thế nào để người dân tin tưởng vào sự nghiêm minh, có lẽ, cũng chẳng dễ dàng


Nghị quyết TƯ 3 (khóa VIII) năm 1996 của Đảng đã cảnh báo: “Tệ quan liêu, tham nhũng và suy thoái về phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên làm cho bộ máy Đảng và Nhà nước suy yếu, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ bị xói mòn, các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước bị thi hành sai lệch dẫn tới chệch hướng”. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) năm 2012 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” thì chỉ rõ: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp… sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc… Giữa hai đánh giá này là đường đồ thị đi lên giữa “Một bộ phận” và “Một bộ phận không nhỏ”. Nhưng trong suốt 16 năm qua, “Một bộ phận” đó là ai, đơn vị nào, ngành nào, cấp nào thì đến giờ vẫn chưa ai đưa ra câu trả lời. Có lẽ, đó cũng chính là lý do vì sao “một bộ phận” sau 16 năm, giờ đã thành “một bộ phận không nhỏ”.
Hôm qua, 5 tháng sau khi bị kỷ luật Đảng, Chủ tịch tỉnh Đăk Lăk, ông Lữ Ngọc Cư đã được thuyên chuyển sang để “mang ghế” sang ngồi tại Ban chỉ đạo Tây Nguyên. Khuyết điểm, sai phạm của vị quan đầu tỉnh này liên quan đến những dự án trồng rừng, đến việc nâng cấp chỉnh trang đô thị, đến một số nguồn tiền tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, rồi cả việc bổ nhiệm cán bộ … Đặc biệt là việc “đứng tên vay ngân hàng với số tiền lớn…để vợ mua đi bán lại nhiều nhà đất, không báo cáo đầy đủ việc làm trên của vợ với tổ chức đảng, vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Những khuyết điểm của ông Cư, so với đánh giá của NQ 4 “chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”, có lẽ, cũng chẳng còn thiếu thứ gì. Đây cũng là những khuyết điểm, vi phạm được Ủy ban Kiểm tra TƯ đánh giá là “Nghiêm trọng, gây thiệt hại về kinh tế và gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng và uy tín của cá nhân”. Nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT Vũ Quốc Hùng bình luận về những khuyết điểm của vị quan đầu tỉnh Lữ Ngọc Cư như sau: “Đó là những sự vụ lợi mà thực ra những điều này thì ngay một học sinh phổ thông cũng nhận biết được đó là việc xấu”. Nhưng ông Cư có phải là một trong “bộ phận không nhỏ”? Và khi đã phát hiện sai phạm thì liệu điều chuyển “một trong bộ phận không nhỏ” từ cơ quan này sang cơ quan khác có phải là hình thức “xử lý”? Câu trả lời có lẽ là nên dành cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Tháng 5 năm ngoái, khi tiếp xúc cử tri Quận 1, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định với cử tri sẽ rà soát, để thay đổi, tất cả các khâu, thể chế, tổ chức , con người nào chưa đáp ứng được mục tiêu đẩy lùi tham nhũng, lãng phí: “Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là “chết” cái đất nước này”. Phát hiện ra được một “con sâu” là việc khó, rất khó. Nhưng ngay cả khi đã phát hiện được thì việc xử lý thế nào để người dân tin tưởng vào sự nghiêm minh, có lẽ, cũng chẳng dễ dàng. Bởi việc thuyên chuyển đối với những cá nhân đã sai phạm rành rành và nghiêm trọng đến như vậy, có khác gì bỏ con sâu từ cái cây này sang cái cây khác. Thời phong kiến có câu “Hình bất thượng đại phu”, tức hình luật chẳng bao giờ phạm được tới quan quyền. Không lẽ câu đó đúng cả ngay trong một xã hội vẫn vỗ ngực cho mình là “thượng tôn pháp luật”?

https://daotuanddk.wordpress.com/2012/10/08/bo-sau-tu-cay-nay-sang-cay-khac/

Lãnh đạo đất nước thì không thể “vinh thân phì gia”


“Nếu một vị lãnh đạo đất nước không kiềm chế được chủ nghĩa cá nhân, chỉ lao vào sự “vinh thân phì gia” và đặc biệt là hay nói theo kiểu mị dân, mà không biết nhân dân thực sự khổ sở ra sao, đang suy nghĩ gì thì làm sao có thể lãnh đạo cả một đất nước”


-Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức TƯ Lê Quang Thưởng trả lời phỏng vấn xung quanh câu chuyện công tác cán bộ nhân Hội nghị TƯ 6 đang bàn đến vấn đề quy hoạch cán bộ cấp chiến lược tầm Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ông nói:
Quy hoạch “có vấn đề”, nhưng điều biến nguyên nhân thành hậu quả, theo tôi, là vì việc đánh giá cán bộ chưa căn cứ vào hiệu quả của việc làm thực tiễn. Đánh giá DN thì cái tài đức qua hiệu quả sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ đối với nhà nước, trách nhiệm đối với xã hội. Đánh giá cán bộ lãnh đạo thì phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, sản phẩm thực tiễn, vào hiệu quả công việc được xã hội công nhận. Chứ không thể đâu cũng thấy kể lể thành tích chung chung, không thấy rõ dấu ấn. Chủ nghĩa hình thức, căn bệnh thành tích và sự thỏa hiệp trong đánh giá đang bóp méo việc đánh giá cán bộ và sinh ra tình trạng phố biến là người làm nhiều như người làm ít, người làm ít như người không làm. Tốt xấu lẫn lộn. Thật giả không thể phân biệt.
Đánh giá cán bộ, trước hết phải từ việc bản thân cán bộ đánh giá mình, tập thể đánh giá, cơ quan quản lý đánh giá và quần chúng nhân dân đánh giá. Ngay cả khi người dân không thể đánh giá thì đó cũng chính là khuyết điểm của cán bộ, vì đó chính là một biểu hiện xa dân. Nếu đánh giá cán bộ lãnh đạo không căn cứ vào sự thừa nhận rộng rãi của dư luận, của nhân dân về sự bền vững, hợp lý, hợp tình, hợp lòng dân qua các công việc mà họ đã làm thì tài đức chỉ là những sáo ngữ và việc đánh giá cũng chỉ là chuyện khơi khơi bên lề, không bao giờ thực chất được.
Dân cần biết “chương trình hành động” của người lãnh đạo
PV: Lâu nay khái niệm công tác tổ chức cán bộ ở ta là công tác bí mật, thậm chí là “vùng cấm”. Sự bí mật có mâu thuẫn với nguyên tắc dân chủ, công khai minh bạch?
Ông Lê Quang Thưởng: Cán bộ , từ nguyên thủ quốc gia cho đến ông chủ tịch xã lãnh đạo ai nếu không phải là nhân dân. Chính vì thế, chỉ đến khi người dân được trực tiếp cầm lá phiếu bầu lãnh đạo thì người lãnh đạo mới thực sự mang tính đại diện, mới thực sự phải chăm chút đến những người cầm phiếu bầu mình. Trong khi Hội nghị TƯ đang họp thì ở Hoa Kỳ, tổng thống đương nhiệm Barack Obama đã có cuộc tranh luận công khai với ứng viên tổng thống Mitt Romney về kinh tế suy thoái, thâm hụt ngân sách, về chính sách thuế khóa, cải cách y tế, thậm chí cả việc bơm tiền vào những công ty làm ăn thua lỗ. Ngoài câu chuyện đây là những vấn đề ta vẫn gọi là “quốc kế dân sinh”, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân, thì sự công khai về nhân sự cao cấp nhất của một đất nước, không chỉ đối với người Mỹ mà trực tiếp tới cả thế giới. Ở ta, không có việc tranh cử. Cũng đang có một thiếu sót cơ bản là “Chương trình hành động”. Dù đây thực chất là 1 lời hứa với dân. Theo tôi, “công tác cán bộ” dù ở cấp nào cũng phải hướng tới việc một vị trí cần có nhiều lựa chọn, nhiều ứng viên và nhất thiết các ứng viên phải có chương trình hành động công khai cho dân biết. Bởi có công khai thì người dân mới biết, mới phân định, mới lựa chọn được người lãnh đạo đất nước. Hiện nay, người ta đang yêu cầu công khai tất cả. Nhưng như thế cũng là cực đoan. Nếu quan niệm quy hoạch là tạo nguồn thì việc đưa vào quy hoạch cần công khai để dân biết, dân giám sát. Theo tôi, cái cần công khai là ở vấn đề kiểm điểm hàng năm, hàng nhiệm kỳ về công tác đánh giá nhân sự. Công khai những ưu khuyết của các nhân sự. Cái đó mới là quan trọng.
PV: Chủ tịch Trương Tấn Sang vào Bộ chính trị khi mới 47 tuổi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng vào Bộ chính trị năm 47 tuổi. Độ tuổi theo ông có ý nghĩa thế nào đối với những nhân sự lãnh đạo đất nước?
Ông Lê Quang Thưởng: Nước nào cũng có những quy định về độ tuổi tham gia lãnh đạo. Nhưng độ tuổi hay bằng cấp chỉ là điều kiện, chứ không phải là tiêu chuẩn và cũng chỉ mang tính tương đối không nên máy móc hóa vấn đề. George H. W. Bush đắc cử Tổng thống Mỹ khi ông đã 77 tuổi. Trong khi đó, Benazir Bhutto trở thành Tổng thống Pakistan khi bà mới 35 tuổi. Không nói đâu xa, ngay bên hàng xóm của chúng ta, bàYingluck Shinawatra trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan khi bà 44 tuổi. Điều quan trọng nằm ở chất lượng con người, ở khả năng lãnh đạo đất nước của từng cá nhân và sự tín nhiệm của người dân đối với họ chứ không phải họ bao nhiêu tuổi, nam hay nữ, ở vùng miền nào, lý lịch ra sao. Tuy nhiên, trong công tác cán bộ, đưa vào quy hoạch thì dứt khoát phải đủ tuổi làm việc 2 nhiệm kỳ. Đưa vào cấp ủy lần đầu cũng thế. Vì có như vậy người cán bộ mới có đủ điều kiện thời gian cống hiến. Tuy nhiên, không nên máy móc hóa quy định về tuổi.
Nhìn cán bộ dưới lăng kính nhân dân
PV: Câu hỏi cuối cùng, với tư cách là một công dân, một người lâu năm làm công tác tổ chức, theo ông, các chức danh lãnh đạo đất nước như Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, cần phải có tiêu chuẩn gì?
Ông Lê Quang Thưởng: Công tác cán bộ là cực kỳ quan trọng. Đảng tổng kết nguyên nhân của công tác cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Công tác cán bộ của chúng ta đang nói tới tiêu chuẩn “đức tài”, từ chức danh Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng đến cán bộ cấp xã đều cùng những tiêu chuẩn đức tài như nhau nhưng có yêu cầu khác nhau. Có bản lĩnh chính trị, và thể hiện là ủng hộ cái đúng, đấu tranh với cái sai, không khoan nhượng với tiêu cực, đặc biệt, đối với nhân sự chiến lược, cái tài phải thể hiện ở tầm nhìn, trí tuệ để có thể định hướng đúng những vấn đề của đất nước. Chúng ta có cả một thời bao cấp dài để chứng minh cho điều này. Và một nhà lãnh đạo đất nước cần phải kinh qua hoạt động thực tiễn. Đây là yếu tố rất quan trọng, vì kinh nghiệm lãnh đạo là thứ không thể học ở đâu được, đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước đang phát triển, còn nhiều khó khăn, nếu chỉ lấy cán bộ theo “tư duy bằng cấp” đơn thuần thì sẽ rất xa lạ với thực tế. Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người được người dân yêu mến và ngợi khen đã từng trải qua những cương vị thực tiễn rất phong phú và vì thế các chủ trương, chính sách luôn sát với thực tiễn. Nhưng điều mà người dân và cử tri trông chờ ở các vị lãnh đạo đất nước còn là câu chuyện phẩm cách và sự gần dân. Bác Hồ của chúng ta cho rằng: Cán bộ tốt  phải có 5 đức tính: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm,  mà trong đó: “Không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”.
Gần đây, người dân bức xúc nhất về câu chuyện lợi ích nhóm, ở cả khía cạnh  nhóm lợi ích chi phối các chính sách và cả khía cạnh những người lãnh đạo để vợ con người thân lợi dụng vị trí công tác của mình làm giàu không chính đáng. Điều này làm mất mát lòng tin ghê gớm. Tất cả những điều đó, với tư cách là người bị tác động bởi chính sách, người dân biết cả. Chỉ có điều họ có nói ra hay không, hoặc có dám nói ra hay không mà thôi. Những lời than vãn và hiện thực cuộc sống của người dân đòi hỏi những người làm công tác cán bộ phải nhìn cán bộ dưới lăng kính nhân dân. Nếu một vị lãnh đạo đất nước không kiềm chế được chủ nghĩa cá nhân, chỉ lao vào sự “vinh thân phì gia” và đặc biệt là hay nói theo kiểu mị dân, mà không biết nhân dân thực sự khổ sở ra sao, đang suy nghĩ gì thì làm sao có thể lãnh đạo cả một đất nước. Sự vì dân, tôn trọng nhân dân vì thế, phải được đặt lên hàng đầu. Và sự vì dân phải được thể hiện bằng những việc cụ thể, công khai quan điểm một cách rạch ròi. Và không có sự vì dân, tôn trọng nhân dân nào hơn là việc đối thoại với dân, lắng nghe dân để thấu hiểu lòng dân. Nếu cán bộ không đối thoại với dân thì sự “lầu son gác tía” thời phong kiến, hay “phòng máy lạnh” bây giờ sẽ chỉ sinh ra sự xa dân mà biểu hiện chính là những chính sách không vì dân, những chính sách chưa ban hành đã lạc hậu với thực tế.
Xin trân trọng cảm ơn ông

https://daotuanddk.wordpress.com/2012/10/09/lanh-dao-dat-nuoc-thi-khong-the-vinh-than-phi-gia/

Ai đang cầm đầu dây thòng lọng?


Khi chính quyền khắp nơi phải dùng đến chuyên chính vô sản để thu hồi đất dù “đã bồi thường” cho dân, thì việc đó chỉ càng phản ánh sâu sắc hơn tính chất của việc tước đoạt


Kỷ lục về sự chênh lệch giữa giá đất mà các nhà đầu tư bán ngoài thị trường và giá đền bù khi thu hồi của dân là bao nhiêu lần?
35 lần, như báo cáo của Quốc hội?
Không, con số đó chưa phải là mức độ kỷ lục. Một khảo sát của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đưa ra một ví dụ khủng khiếp về sự chênh lệch giá: Ở Bắc Ninh, giá thu hồi của dân là 200.000 đồng/m2 và giá bán ngoài thị trường là 35 triệu đồng/m2. Gấp 175 lần.
Ngày hôm qua, khi các nhà làm luật “ngồi lại” với cộng đồng doanh nghiệp để tìm cách tháo các nút thắt của luật đất đai, sự chênh lệch khủng khiếp này đã được nói ra lời, và từ dùng nguyên văn là “tâm lý bị tước đoạt”. Đúng hơn thì phải bỏ đi hai chữ “tâm lý”. Bởi sự chênh lệch giá đang phản ánh hiện trạng người dân “bị tước đoạt” mỗi khi đất đai, từ loại do ông bà tổ tiên để lại, cho đến ruộng vườn, ao hồ, đầm phá- chót lọt mắt xanh nhà đầu tư nào đó. Dương Nội là một điển hình. Văn Giang là một điển hình. Và Vụ Bản cũng là một điển hình khác. Liệu có thể gọi khác đi khi bản chất câu chuyện là những người dân thấp cổ bé họng có tài sản, dù chỉ là quyền sử dụng đất, đang bị buộc phải bán, với giá do người mua ấn định, thông qua cái gọi là “khung giá” mà nhà nước ban hành. Và khi dân chúng phải đối mặt với cửa quan, cũng là chuyện “vô phúc đáo tụng đình”, chuyện con giun xéo lắm cũng quằn. Và khi chính quyền khắp nơi phải dùng đến chuyên chính vô sản để thu hồi đất dù “đã bồi thường” cho dân, thì việc đó chỉ càng phản ánh sâu sắc hơn tính chất của việc tước đoạt.
Nghị quyết TƯ 5, đã đòi hỏi sự Luật Đất đai lần này phải được sửa đổi một cách toàn diện. Nhưng dự thảo, đã được làm đi làm lại từ nhiều năm nay đang chỉ cho thấy “Không có đột phá nào mới hơn so với Luật Đất đai 2003, trong khi vẫn giữ nguyên những hạn chế”.
Người dân, với tư cách là những người đã và đang mất đất, những nạn nhân của kỷ lục “âm 175 lần về giá trị”, chưa thấy có gì là đột phá đã đành. Nhưng sự lạ đã xảy ra, bởi bản thân cộng đồng doanh nghiệp, những người được coi là bên “dương 175 lần về giá trị” cũng không thể không cất lời than vãn về hàng loạt những “nút thắt” của Luật Đất đai sửa đổi: Đó là việc chưa phân cấp để “ngăn ngừa sự tái xuất của tầng lớp lý trưởng”. Đó là việc lẫn lộn khái niệm khi đất vừa là tài nguyên, vừa là tài sản. Và nút thắt lớn nhất: Nguyên tắc giá “phù hợp với thị trường” còn méo mó, mù mờ hơn là “sát với thị trường” như hiện nay. Hóa ra, cả các nhà đầu tư, cả những người mất đất đều đã và đang là nạn nhân của Luật đất đai, với tất tật mọi thứ quyền đều thuộc về nhà nước, về chính quyền.
Từ sau năm 1999, khái niệm thị trường bất động sản ra đời. Nhưng từ bấy, quyền định giá tài sản, thứ quyền tối thiểu của một thị trường, hoặc ít nhất là việc “được trưng mua”, thay vì “bị thu hồi”, vẫn là thứ quyền xa vời đối với người dân.
Hôm qua, rất nhiều ý kiến đã được đưa ra để tháo cái thòng lọng “cơ chế giá” đang thắt quanh dự thảo luật: Nguyên tắc giá công bằng thay cho xác định giá đất phù hợp với giá thị trường; Nguyên tắc đồng thuận, với tối thiểu 2/3 sự đồng thuận của người dân “mất đất”, với doanh nghiệp “được đất”; Thay thế cơ chế “thu hồi” bằng cơ chế “trưng mua”…. Đây ít nhất cũng là sự tiến bộ hơn nhiều so với sự trì trệ và bảo thủ trong đầu những nhà làm luật đang ngồi tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nhưng nói gì thì nói, bản chất câu chuyện vẫn là quyền được định giá của người dân. Và thứ quyền này chỉ có thể được thực hiện khi nhà nước trao trả lại cho họ, ít nhất là việc để họ được trưng mua với một mức giá thỏa thuận. Mới nói, người đang cầm 2 đầu sợi dây để có thể tháo nút thắt, vì thế, không phải chỉ là  những nhà làm luật, mà chính là Nhà nước. Chỉ có điều họ muốn thực sự tháo nút hay không mà thôi.

https://daotuanddk.wordpress.com/2012/10/10/ai-dang-cam-dau-day-thong-long/

9 thg 6, 2012

Vốn ODA: Việt Nam nói "Đ.M. kiểm toán nhầm!"

Trong xã hội CSVN từ các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức TƯ đến cán bộ thôn xóm nơi xa xôi hẻo lánh thì cái văn hóa "Nhầm" và kéo theo những lời thề thốt, hứa hẹn, đổi trắng ra đen... hình như không có gì để ta phải bàn hay quan tâm. Bởi đó là bản chất của con người và chủ nghĩa cộng sản.

Ngày xưa khi Vua An Nam ta cử Trạng Nguyên đi sứ Tàu. Khi đến buổi Trạng vào chầu Thiên Tử Tàu thì quan quân Tàu trói một một người dân An Nam sống lưu lạc ở Tàu đưa vào và tâu vua xin trị tội người dân An Nam này vì phạm tội ăn trộm, với ý đồ làm nhục dân Nam,